SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN MINH THÁI LAND - MINH THAI MCO

SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN MINH THÁI LAND - MINH THAI MCO (CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG DỊCH VỤ MINH THÁI)| VPGD: SỐ 81/1 ĐƯỜNG 3, KHU PHỐ 2, PHƯỜNG BÌNH AN, QUẬN 2, TP HCM (ĐỐI DIỆN BLOCK B CHUNG CƯ BỘ CÔNG AN QUẬN 2 | Liên hệ: Ms Thu Hương| Hotline: 0903358083 (CALL/ZALO/VIBER) - 0915878083 - 0973478478| Email: thuhuongreal@gmail.com - thuhuongreal@yahoo.com.vn| Blog: congtyminhthai.blogspot.com - thuhuonglandvn.blogspot.com| W: www.minhthai.com.vn - www.thuhuongland.vn|

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Bất động sản đất Sài Gòn đang nhúc nhích

TT - Nhờ vay được vốn từ gói 30.000 tỉ đồng, nhiều người tìm kiếm mua nhà và thị trường bất động sản nhờ đó có dấu hiệu chuyển động.
Khách hàng tìm hiểu mua căn hộ tại một dự án ở Q.2, TP.HCM - Ảnh: Tiến Long
Khách hàng tìm hiểu mua căn hộ tại một dự án ở Q.2, TP.HCM - Ảnh: Tiến Long
Rảo bước qua các sàn giao dịch bất động sản tại TP.HCM, so với trước đây lượng người mua nhà có khá hơn. Nhờ thủ tục đơn giản hơn, nhiều người dân đã tiếp cận được gói vay lãi suất ưu đãi 30.000 tỉ đồng. Thị trường cũng ló dạng những nhà đầu tư thay vì gửi tiền họ đã rút ra mua nhà...
Vào ngày cuối năm thêm nhiều gia đình vay được gói tín dụng hỗ trợ mua nhà 30.000 tỉ đồng. Họ là những người đã làm hồ sơ vay từ trước đó nhưng còn gặp rắc rối.
Khách hàng xem một dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM. Với dự án này khách hàng có thể vay gói 30.000 tỉ đồng - Ảnh: Đ.Dân
Niềm vui nhà mới
Những ngày cận tết, gia đình chị Bùi Thị Bích Chương (quê Long An, hiện trọ tại P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã dọn đến căn hộ mua được nhờ vay gói 30.000 tỉ đồng.
“Tôi vay được gói 30.000 tỉ đồng rồi. Lần này thủ tục làm rất nhanh gọn, Ngân hàng Vietcombank đồng ý cho gia đình tôi vay 70% giá trị căn hộ (560 triệu đồng) trong dự án Ehome 3 (Q.Bình Tân). Thời hạn vay trong 15 năm (180 tháng) với lãi suất 5%/năm. Hiện tôi đã nhận nhà vào ở từ ngày 24-12” - chị Chương vui mừng nói.
Với mức cho vay trên hai vợ chồng chỉ cần lo trả trước 30% và mỗi tháng trả gốc cả lãi từ 5-6 triệu đồng. Nửa năm trước khi chúng tôi gặp chị Chương vẫn loay hoay với thủ tục chứng minh điều kiện nhà ở và vướng thủ tục vay nên dù đã tìm được căn hộ vừa ý nhưng không vay được.
Nay theo chị Chương, nhờ thủ tục thoáng hơn, trong đó bỏ điều kiện phải mua nhà dưới 70m2 và giá dưới 15 triệu đồng/m2, thay vào đó tổng giá trị hợp đồng dưới 1,05 tỉ đồng theo như quy định mới nên chị đã mua được nhà.
Tương tự tại nhiều dự án ở khu vực quận 12, Tân Phú, Tân Bình... có giá trị căn hộ dưới 1 tỉ đồng, rất nhiều người cũng được ngân hàng chấp thuận cho vay từ gói 30.000 tỉ đồng trong thời điểm này.
Cụ thể, trường hợp anh Nguyễn Hoàng Minh (Q.Tân Phú) chỉ mất khoảng một tuần làm thủ tục đã vay được từ gói 30.000 tỉ đồng của Ngân hàng BIDV chi nhánh 3-2 (TP.HCM).
Căn hộ anh Minh mua có diện tích 65m2, giá hơn 860 triệu đồng thuộc dự án Tecco Phan Văn Hớn (P.Tân Thới Nhất, Q.12), được ngân hàng duyệt cho vay 70% giá trị căn hộ, lãi suất 5%/năm. Như vậy mỗi tháng trung bình anh Minh trả gốc và lãi 5 triệu đồng.
“Ngân hàng cho tôi vay với lãi suất năm 2014 là 5%/năm trong khi lãi suất trần của gói 30.000 tỉ đồng là 6%/năm. Tuy nhiên theo thông tin từ ngân hàng, năm 2015 có khả năng lãi suất gói này có thể xuống còn 3%” - anh Minh bộc bạch.
Nhiều người nước ngoài đi mua căn hộ
Thời điểm này đi thực tế tại các phố bất động sản, các sàn giao dịch dễ bắt gặp các vị khách mua nhà là người nước ngoài.
Nói tiếng Việt khá chuẩn, ông Nick - quốc tịch Malaysia - hỏi cặn kẽ nhân viên bán nhà về chi tiết giá, quyền sở hữu nhà sau khi mua.
“Tôi làm doanh nghiệp ở Thủ Đức nên khảo sát nhiều dự án tại Q.2 và Q.9 để tiện đi lại. Theo tôi biết đến ngày 1-7-2015 Luật nhà ở sẽ có hiệu lực, người nước ngoài như tôi sẽ mua được nhà và được sở hữu trong vòng 50 năm nên tôi quyết định tìm hiểu mua” - ông Nick nói.
Vòng qua mấy sàn giao dịch bất động sản ở khu Q.7 và Q.1, nhiều khách nước ngoài cho biết họ chọn thời điểm này để mua căn hộ không chỉ vì luật cho người nước ngoài mua nhà đã được “cởi trói” mà bởi giá nhà cũng “mềm” hơn.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất trần của gói vay 30.000 tỉ hỗ trợ mua nhà là 6%/năm, kéo dài trong 15 năm.
Có nghĩa trong vòng 15 năm khách vay chỉ phải trả lãi suất cao nhất là 6%/năm và mức lãi này sẽ giảm xuống theo thị trường chứ không tăng quá 6%/năm.
Hiện nay các ngân hàng đang giải ngân gói này với lãi suất 5%/năm. Như vậy khách vay dù có gặp rủi ro khi mất việc hoặc thu nhập bất ổn định hoàn toàn vẫn có khả năng trả tiền nhà nếu vay gói này.
Tiền về “rổ” bất động sản
Khảo sát tại các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn TP.HCM cho thấy nếu sáu tháng trước, có đến 95% khách hàng đi mua căn hộ để ở thì nay có 10-15% là nhà đầu tư.
Khác thời điểm năm 2012-2013, nhà đầu tư thứ cấp chỉ ngồi quan sát thị trường thì nay có thể thấy họ đã rục rịch chuyển tiền từ các rổ đầu tư khác về bất động sản...
Tuy nhiên, số nhà đầu tư này gần như không phải giới “lướt sóng” mà chủ yếu là nhà đầu tư mua để cho thuê lại.
Lật qua lật lại tấm sa bàn biểu thị vị trí căn hộ, khoảng 30 phút sau ông Nguyễn Mai (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) quyết định đặt cọc mua căn hộ diện tích 110m2, giá hơn 6 tỉ đồng tại dự án The Prince Residence (đường Nguyễn Văn Trỗi, Q.Phú Nhuận).
Ông Mai là chủ một doanh nghiệp có tiếng ở Sài Gòn, thời điểm bất động sản đóng băng, ông và nhiều nhà đầu tư thứ cấp rời bỏ thị trường và chuyển tiền qua các rổ hàng khác.
“Hiện nay nhiều kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, gửi ngân hàng ít hấp dẫn. Nhận thấy thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi, tôi chuyển tiền gửi tiết kiệm ngân hàng và rút một số ở các rổ đầu tư khác qua kênh bất động sản. Tuy nhiên tôi chỉ chọn những dự án có vị trí đắc địa để tiện lợi cho thuê hoặc bán lại” - ông Mai chia sẻ.
Án binh bất động mấy năm nay, cuối cùng ông Trường (một nhà đầu tư ở TP.HCM) đã quay lại thị trường bất động sản để mua căn hộ cho thuê kiếm lời. Cuối tháng 11-2014, ông Trường chốt mua ba căn hộ tại một dự án căn hộ ở khu vực Q.7 với giá 3,4-4,5 tỉ đồng/căn.
“Tôi thấy thị trường đang đà hồi phục nên quyết định mua ba căn hộ này để cho thuê lại” - ông Trường nói. Cũng như ông Mai, ông Trường cho biết số tiền bỏ ra đầu tư là khoản tiết kiệm, không phải là nguồn vay ngân hàng vì ông Trường cho rằng lãi suất hiện vẫn chưa ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vòng qua hàng chục dự án căn hộ tại khu đông của TP.HCM như quận 2, 9, Thủ Đức rồi ngược về mạn phía nam ở quận 4, 7, Nhà Bè và lên cả khu Bình Dương..., cuối cùng vợ chồng ông Nguyễn Kim Bắc và bà Trần Thị Kim Anh (ngụ đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình) quyết định dừng lại ở một dự án trên đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè.
Căn hộ mà gia đình ông Bắc lựa chọn là C6-04 với diện tích 85m2, giá 1,5 tỉ đồng. Ông Bắc cho biết chọn thời điểm này mua căn hộ để ở vì thấy giá căn hộ đã hợp lý hơn. Những ngày cuối năm 2014 ông Bắc và cả nhà đã chuyển đến căn hộ sinh sống sau khi thanh toán đủ 65% giá trị hợp đồng.
Trưởng nhóm kinh doanh một dự án căn hộ thương mại ở quận 2, TP.HCM cho biết dự án này với 1.310 căn diện tích từ 48,5 đến trên 100m2, bắt đầu mở bán từ tháng 12-2013 với giá 26-33 triệu đồng/m2.
Theo hồ sơ hợp đồng từ các phòng công chứng, dự án đã ra hợp đồng bán căn hộ lên đến gần 90%. Đa số khách hàng mua bằng vốn tự có chiếm 80%, còn hợp đồng vay ngân hàng để mua chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Một nhà đầu tư bất động sản tỉ tê trong khi lướt qua các dự án căn hộ đang chào bán: “Nhà đầu tư ngửi mùi nhạy lắm. Lạm phát thấp nhất trong 10 năm qua, lãi suất cho vay bất động sản xuống 8%/năm, thậm chí nhiều ngân hàng đã cam kết mức lãi suất trên ổn định từ 2-3 năm... đã khiến thị trường này có dấu hiệu chuyển động. Ở thời điểm này ít nhất cũng là cơ hội cho những người vay mua nhà để ở” - vị đầu tư này cho hay.
Môi giới dập dìu
Thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm hơn đã kéo dân môi giới bấy lâu nay “ủ rũ” quay lại. Hàng loạt công ty môi giới và sàn bất động sản lại xuất hiện nhiều từ giữa năm 2014 đến nay.
Thị trường ghi nhận có 20 sàn nhỏ và trung tâm đang liên kết nhau lại với hơn 700 nhân viên bán hàng. Với tên G20, nhóm sàn này tham vọng có thể “đối trọng” với các sàn lớn hiện nay để tranh giành thị phần.
Sẽ tung ra 65.000 căn hộ
Khách hàng tham quan một dự án bất động sản mới chào bán vào tháng 12-2014 - Ảnh: Đ.Dân
Theo hai công ty chuyên nghiên cứu về thị trường bất động sản Savill và CBRE, thị trường tại TP.HCM và Hà Nội đang chứng kiến sự gia tăng mạnh của nguồn cung căn hộ.
Chỉ riêng trong quý 4-2014, theo Savill đã có 11 dự án mới ra thị trường và các giai đoạn mới của ba dự án hiện hữu được chào bán với hơn 4.700 căn hộ, tăng 130% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo dự báo của Savill từ năm 2015-2017, thị trường sẽ tiếp nhận 65.600 căn hộ từ 102 dự án tương lai cũng như hiện hữu; trong đó khoảng 30% số căn hộ trong tương lai dự kiến hoàn thành trong khoảng 2015-2016.
Còn theo điều tra mới nhất của CBRE thì với việc lãi suất ngân hàng đã giảm, niềm tin thị trường được cải thiện và những thay đổi tích cực trong Luật nhà ở thúc đẩy sự phục hồi của thị trường nhà ở trong năm 2014.
Quý 4-2014 ghi nhận một số dự án lớn bắt đầu xây dựng và chào bán ra thị trường như Vinhomes Central Park (chào bán 1.100 căn trong tổng số 10.000 căn của dự án này) ở Q.Bình Thạnh; dự án Masteri Thảo Điền (chào bán 1.449 căn trong tổng số 3.012 căn của dự án này) ở Q.2; dự án Scenic Valley (Block D2 và E1) ở Q.7.
Các dự án Him Lam Chợ Lớn, Him Lam River Side của Công ty Him Lam chào bán hàng ngàn căn hộ đã xây sẵn... Tính chung cả năm 2014 có 14.807 căn hộ chào bán, gấp 3,2 lần so với năm 2013.
Bà Dương Thùy Dung, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển của CBRE VN, cho biết:
“Nhờ vào tình hình bán hàng khả quan, giá chào bán sơ cấp trong quý 4-2014 tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Phân khúc trung cấp có mức tăng mạnh nhất 8,8% so với quý trước và 15,5% so với cùng kỳ năm trước”.
www.thuhuongland.vn - theo ĐÌNH DÂN

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

TP HCM 'xẻ' đất công viên Gia Định làm đường vào sân bay

Một đoạn đường dài 650 m, rộng 20 m sẽ được mở cắt ngang qua công viên Gia Định (quận Gò Vấp) nối đường Hồng Hà với ngã năm Nguyễn Thái Sơn dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất.
cong-vien.jpg
Đoạn đường cắt ngang qua công viên Gia Định dài 650 m, rộng 20 m (màu đỏ) nối ngã năm Nguyễn Thái Sơn với đường Hồng Hà, dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất. 
Ngày 6/1, đoạn đường Hồng Hà trước khu vực sân bay Tân Sơn Nhất đang được giải phóng mặt bằng. Nhiều căn nhà trên đường Bạch Đằng cũng đang được tháo dỡ để phục vụ dự án xây dựng tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài. Cùng với đó, bên trong công viên Gia Định, các mốc lộ giới của đoạn đường đã được cắm từ hàng rào công viên phía đường Hồng Hà (quận Tân Bình) đến góc đường Hoàng Minh Giám - Bạch Đằng (quận Gò Vấp) và khu vực này đang được rà phá bom mìn.
Tại khu vực đã được cắm mốc lộ giới trong công viên Gia Định các cây xanh rất thưa thớt, hiện chỉ còn một số cây cổ thụ đường kính hơn 1 m và một số cây đường kính 30-40 cm. Ở những điểm đất trống nằm trong phạm vi sẽ mở đường vẫn còn sót lại những gốc cây đã được đốn hạ trước đó.
moc3.jpg
Khu vực đã được cắm móc trong công viên Gia Định, những cây xanh năm trong khu vực này (màu đỏ) sẽ bị đốn để phục vụ dự án. Ảnh: Hữu Công.
Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo Sở GTVT TP HCM cho biết đoạn đường cắt ngang qua công viên Gia Định thuộc quy hoạch dự án xây dựng tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài đã được UBND thành phố phê duyệt, dài gần 14 km, đi qua 4 quận Tân Bình - Gò Vấp - Bình Thạnh - Thủ Đức, nối sân bay Tân Sơn Nhất với quốc lộ 1.
Dự án được xây dựng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) giữa UBND TP HCM và Công ty GS E&C của Hàn Quốc trong thời hạn 4 năm (2008-2012), sau đó dời đến cuối năm 2014. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn khoảng 7 km đường thuộc dự án chưa được xây dựng (7 km đã thông xe được đặt tên Phạm Văn Đồng).
"Số cây xanh nằm trong phạm vi dự án sẽ bị đốn để lấy mặt bằng cho dự án", vị này nói.
Cũng theo Sở GTVT, đoạn đi qua Công viên Gia Định dài 650 m, rộng 20 m (chiếm khoảng 13.000 m2 đất công viên). Việc mở đường cắt ngang qua công viên Gia Định là hướng tuyến điều chỉnh của dự án đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi - Vành đai ngoài.
pvd.jpg
Đường Phạm Văn Đồng sẽ kéo dài băng qua công viên để nối với đường Hồng Hà. Ảnh: Hữu Công.
Trước đó, hướng tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi - Vành đai ngoài đoạn từ đường Trường Sơn đến Nguyễn Thái Sơn theo quy hoạch được duyệt từ năm 1999 rộng 60 m. Tuy nhiên, việc giải tỏa mặt bằng dự án này vấp phải phản ứng từ phía người dân nên chính quyền thành phố đã cho nghiên cứu thêm phương án đi qua công viên Gia Định để giảm tối đa số hộ dân bị giải tỏa trắng.
Sau đó, thành phố điều chỉnh hướng tuyến từ một nhánh rộng 60 m ban đầu thành 2 nhánh mỗi nhánh rộng 20 m. Một nhánh đi theo đường Hồng Hà xuyên qua công viên Gia Định đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn, còn nhánh kia đi theo đường Bạch Đằng hiện tại. Theo Sở GTVT TP HCM, phương án này đã giảm chi phí đầu tư cả về giải phóng mặt bằng và xây dựng công trình do tận dụng được một phần đường Hồng Hà, Bạch Đằng hiện hữu. Và phương án này đã được Chính phủ chấp thuận.
Công viên Gia Định trước năm 1975 được quy hoạch, xây dựng làm sân golf và sau đó bị bỏ hoang. Đến năm 1978, UBND TP HCM có quyết định giao toàn bộ khu sân golf này về cho Sở Quản lý Công trình Công cộng để xây thành công viên, lấy tên là công viên Gia Định. Nằm ở vị tiếp giáp với các quận Tân Bình, Phú Nhuận và Gò Vấp, công viên Gia Định là một điểm đến của rất nhiều người.
Diện tích ban đầu của công viên khá lớn nhưng sau đó bị thu hẹp dần và đến năm 2005, công viên còn khoảng 32 ha và được xem là một "lá phổi xanh" của thành phố đông dân nhất nước. Hiện công viên Gia Định có khoảng 1.000 cây xanh thuộc nhiều chủng loại như sọ khỉ, lim xẹt, bò cạp nước, me tây…; hơn 63.000 m2 diện tích thảm cỏ. Trong công viên còn có các khu trò chơi trẻ em rộng khoảng 4.000 m2 với 30 trò chơi phục vụ miễn phí cho các bé từ 11 tuổi trở xuống.
www.thuhuongland.vn - theo Hữu Công